Tác dụng của kem chống nắng là gì? Cách lựa chọn kem chống nắng
Kem chống nắng có tác dụng gì ?
Mọi người thường biết đến kem chống nắng là một sản phẩm giúp bảo vệ da trước những tác động từ mặt trời. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, loại sản phẩm này thậm chí đã được tích hợp nhiều công dụng hơn thế. Bên cạnh việc bảo vệ da khỏi tia cực tím, tác dụng của kem chống nắng giờ đây còn được xem là một sản phẩm có tác dụng chăm sóc da mặt vô dùng hiệu quả.
Tác dụng chống nắng
Đầu nhiên, tác dụng của kem chống nắng cần nhắc đến đó là giúp bảo vệ làn da khỏi tình trạng cháy nắng và thay đổi sắc tố da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là một tác dụng mà không ai có thể phủ nhận của tất các các dòng sản phẩm kem chống nắng đối với làn da.
Chống lão hóa
Tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lão hóa da nhanh chóng. Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên sẽ có tác dụng ngăn cản đến 90% các loại tia gây hại. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp làn da trẻ lâu hơn.
Chống ung thư da
Một tác dụng của kem chống nắng nữa không thể không nhắc tới đó là khả năng chống ung thư da. Theo nghiên cứu, tia tử ngoại không chỉ làm lão hóa nhanh mà còn có thể gây ra các bệnh lý về da, trong đó có ung thư da. Đó có thể là ung thư tế bào sừng hay ung thư tế bào sắc tố,… Đây đều là những căn bệnh có thể đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và sắc đẹp của phái nữ.
Do đó, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài chính là cách bảo vệ da tránh khỏi những căn bệnh không mong muốn.
Thay thế kem nền trang điểm
Đây có lẽ là công dụng thú vị nhất của kem chống nắng. Ngoài tác dụng bảo vệ và chăm sóc da. Kem chống nắng còn biết đến như một lớp kem nền trang điểm hiệu quả. Chỉ cần thoa một lớp kem chống nắng, bạn đã có thể vừa chống nắng lại có một lớp trang điểm nhẹ nhàng, xinh xắn.
Cách chọn kem chống nắng tốt nhất cho từng loại da
Để lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp với làn da của mình, bên cạnh việc tìm hiểu về loại da của bản thân, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề sau:
Quan tâm đến chỉ số SPF và PA
SPF (Sun Protection Factor): đây là chỉ số thể hiện khả năng chống nắng và bảo vệ làn da khỏi các tia UVB (một loại tia gây cháy nắng và ung thư da). Chỉ số SPF càng cao có nghĩa thời gian làn da được bảo vệ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng lâu. Trung bình, mỗi SPF có thể bảo vệ da từ 10-15 phút. Chẳng hạn: Chỉ số SPF là 50, thì thời gian bảo vệ làn da khỏi tia UVB được tính như sau SPF 50 = 50 x 10= 500 phút =8 giờ 20 phút.
Tuy vậy, không phải chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng tốt. Bởi thực tế, kem chống nắng có chỉ số SPF 30 có khả năng chống tia UV lên đến 97 %, trong khi đó SPF 50 lại có khả năng chống tia UV trong khoảng 98%.
PA (Protection Grade of UVA): đây là chỉ số đo khả năng chống lại tia UVA. Sau chữ PA có càng nhiều dấu cộng thì khả năng chống nắng của sản phẩm càng tốt.
- PA+: Có khả năng chống tia UVA trong khoảng 4h
- PA++: Có khả năng chống tia UVA trong khoảng thời gian 8h
- PA+++: Có khả năng chống tia UVA trong khoảng 12h
Nên lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số đó là SPF và PA phù hợp để bảo vệ làn da tốt nhất
Lưu ý đến tính chất của kem chống nắng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng kem chống nắng khác nhau. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, kem chống nắng được chia làm 2 loại chính đó là: kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
- Sunblock (kem chống nắng vật lý): Loại kem này có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tia gây hại UVA và UVB bằng cơ chế phản xạ, khuếch tán, ngăn cản các tia gây hại ảnh hưởng tới da. Những sản phẩm kem chống nắng vật lý thường sử dụng cho trẻ em, người có làn da nhạy cảm. Bởi sunblock chứa ít hóa chất và an toàn cho da.
- Sunscreen (kem chống nắng hóa học): Có cơ chế hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thụ và thẩm thấu tốt các tia UV. Màng lọc này sẽ tự xử lý và phân hủy các tia UV trước khi chúng gây tổn hại đến làn da. Thẩm thấu nhanh, không làm da trở nên bóng dầu. Tuy nhiên, trong loại kem chống nắng này lại chứa nhiều thành phần hóa chất. Do đó dễ gây kích ứng da. Thêm nữa, thời gian chống nắng của sunscreen không bền, cần được bổ sung lại sau khoảng từ 2-3 giờ
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da
Mỗi loại da đều có những đặc điểm riêng biệt. Do đó việc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp là việc làm cần thiết. Bởi sản phẩm sẽ không chỉ giúp chống nắng hiệu quả mà còn ngăn sự xuất hiện của tác dụng phụ lên làn da của bạn.
Với da nhạy cảm
Lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm cần lưu ý không chọn những sản phẩm có chứa các thành phần như Oxybenzone và PABA. Hay nói cách khác là cần tránh xa những sản phẩm kem chống nắng hóa học. Bởi loại kem này chứa những chất dễ gây kích ứng da. Sử dụng các loại kem chống nắng vật lý sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho da nhạy cảm.
Kem chống nắng cho da khô
Với da khô, nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chứa nhiều chất dưỡng ẩm. Như vậy da vừa được bảo vệ khỏi các tia gây hại lại được bổ sung nước và trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên, da khô cũng dễ dàng bị lão hóa và nhăn nheo khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó bạn vẫn nên sử dụng kem dưỡng trước khi sử dụng kem chống nắng. Nên lựa chọn loại kem chống nắng không thấm nước để ngăn cản quá trình bốc hơi nước từ da. Bạn sẽ không nhất thiết phải lựa chọn các sản phẩm có chỉ số SPF cao.
Kem chống nắng cho da dầu
Đối với loại da này, cần lựa chọn những loại sản phẩm có dòng chữ: “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) ở trên bao bì. Hoặc có thể lựa chọn các sản phẩm ở dạng gel, xịt để tránh gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn không bị mụn và làn da không quá nhạy cảm, thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ cùng khả năng thấm hút nhanh chính là một lựa chọn tuyệt vời.
Kem chống nắng cho da mụn
Với da mụn cần cẩn trọng trong quá trình lựa chọn sản phẩm chống nắng. Nên lựa chọn những sản phẩm có ghi “Non-Comedogenic” (không gây bít tắc lỗ chân lông). Hãy chọn những loại kem chống nắng không cồn, tránh xa các sản phẩm có mùi hương, Oxybenzone và các loại kem chống nắng hóa học. Hãy ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý có chứa thành phần Zinc Oxide và Titanium Oxide.